Tên huyệt Kinh mạch Tác dụng trị bệnh toàn thân
Túc Tam lý Kinh Túc Dương-minh Vị Vùng bụng trên, vùng bụng giữa
Ủy trung Kinh Túc Thái-dương Bàng quang Vùng lưng, vùng thắt lưng
Liệt khuyết Kinh Thủ Thái-âm Phế Vùng mặt cổ, yết hầu
Hợp cốc Kinh Thủ Dương minh Đại trường Vùng mặt,miệng, răng
Nội quan Kinh Thủ Quyết-âm Tâm bào lạc Vùng xoang ngực
Tam-âm giao Kinh Túc Thái-âm Tỳ Vùng bụng giữa, vùng bụng dưới

 

 

 

 

Huyệt Túc tam lý

  • Chữa vùng bụng trên, bụng giữa

Huyệt Ủy trung

  • Chữa vùng lưng, thắt lưng

Huyệt Liệt khuyết

  • Liệt khuyết: Chữa vùng cổ gáy

Huyệt Hợp cốc

  • Chữa vùng đầu, mặt, miệng, răng

Huyệt Nội quan

  • Chữa bệnh vùng ngực

Huyệt Tam âm giao

  • Chữa bệnh lý vùng bụng dưới tiết niệu, sinh dục.

 

 

 

 

1. TÚC TAM LÝ

 (Huyệt Hợp)

Vị trí: dưới huyệt Ngoại Tất nhãn 3 thốn, cạnh ngoài phía dưới đầu gối.

Cách lấy huyệt: Ngồi ngay ngắn hoặc nằm ngửa, co đầu gối, bàn chân để tự nhiên, bảo bệnh nhân để bàn tay úp lên xương bánh chè, đầu ngón tay giữa tới đâu lấy đó làm mức, rồi từ đó ra ngoài 1 thốn là huyệt. Hoặc dùng tay nắn phía dưới lồi trên xương chầy, thẳng giữa xương bánh chè xuống, từ đó ra ngoài 1 thốn.

Cách châm: châm đứng kim, sâu 0,5 - 1,5 thốn. Có cảm giác buốt, tức tại chỗ, sau chuyển đến mặt trước ống chân, có khi thẳng tới ngón chân 3 - 4, có khi hướng trên chuyển tới bụng. Cứu 7 - 10 mồi, hơ 30 phút.

Tác dụng: Lý Tỳ Vị - điều trung khí; Thông kinh lạc - khí huyết; Phù chính bồi nguyên - bổ hư nhược; Khu phong hóa thấp; Điều hòa huyết áp.

Chủ trị: Đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, tiêu hóa kém, lỵ, ỉa chảy, táo bón; Đau đầu, mất ngủ, cao huyết áp, cảm mạo, đau răng; Đau lưng, chi dưới yếu liệt; Kinh nguyệt không đều, đau bụng hành kinh, bế kinh; Cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.

Tác dụng phối hợp: với Hợp cốc, Khúc trì trị cao huyết áp; với Thái Xung trị viêm gan; với Can du trị mắt hoa mờ; với Trung quản trị đau dạ dày; với Thiên khu, Khí hải trị bụng chướng, lỵ, ỉa chảy, táo bón.

2. ỦY TRUNG

(Huyệt Hợp thuộc Thổ)

Vị trí: - Ở giữa nếp ngang giữa kheo chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy)

- Lấy ở điểm giữa đường nối góc ngoài với góc trong của tứ giác kheo chân, chỗ có động mạch.

Giải phẫu: Dưới da là chính giữa vùng trám kheo, khe khớp gối. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S2.

Tác dụng: Thanh huyết, tiết nhiệt, thư cân, thông lạc, khu phong thấp.

Chủ trị:

     - Tại chỗ: Khớp gối viêm; Đau khớp gối.

     - Theo kinh: Cơ bắp chân co rút; Vùng lưng và thắt lưng đau, đau dây thần kinh hông; Chi dưới liệt.

     - Toàn thân: Thổ tả, cảm nắng.

Cách châm cứu: Châm 1-1,5 tấc. Nếu là Thổ tả hoặc bệnh ứ huyết, chích nông vào tĩnh mạch sau đó nặn ra máu hoặc để máu đen tự ra, để tự cầm máu hoặc phải cầm máu lại.

Tác dụng phối hợp: Kết hợp với Khúc trạch chữa Thổ tả. Kết hợp với Nhân trung, Thập tuyên chữa cảm nắng. Không kích thích mạnh để tránh gây thương tổn thần kinh và mạch máu. 

3. TAM ÂM GIAO

(Huyệt giao hội của 3 đường kinh âm chân: Can, Tỳ, Thận)

Vị trí: từ đỉnh mắt cá trong chân đo lên 3 thốn về phía trên, sát phía sau bờ xương chày.

Cách châm: châm đứng kim, hướng về phía huyệt Tuyệt cốt sâu 0,5 - 1,5 thốn. Cứu 3 mồi hơ 5 - 10 phút.

Tác dụng: Bổ Âm, Kiện Tỳ, thông khí trệ, hóa thấp, khu phong, điều huyết, sơ Can, ích Thận.

Chủ trị: phạm vi chủ trị rất rộng.

- Đàn bà: kinh nguyệt không đều, quá nhiều, băng huyết, đau bụng hành kinh, choáng váng sau đẻ, khí hư, ngứa cửa mình.

- Đàn ông: xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, đau dương vật

- Các chứng bệnh: phù thũng, khó tiểu tiện, đái dầm, tiêu hoá kém, đầy chướng bụng, sôi bụng, mất ngủ, trúng gió hư thoát, suy nhược thần kinh, trĩ sưng đau, đau chi dưới, thấp chẩn.

Tác dụng phối hợp: với Túc tam lý, trị bệnh đường ruột; với Quan nguyên trị đái dầm; với Nội quan, Thái xung trị lưỡi nứt chảy máu; với Khí hải, Trung cực, Trung quản trị bế kinh, kinh nguyệt không đều; với Hợp cốc để đẻ nhanh, dễ đẻ.

4. LIỆT KHUYẾT

 (Huyệt Lạc)

Vị trí: ở dưới cổ tay phía ngón cái, cạnh ngoài mặt trước đầu xương quay, dưới nếp gấp cổ tay 1,5 thốn.

Cách lấy huyệt: ngồi ngay hoặc nằm ngửa lấy huyệt. Người bệnh mở ngón trỏ và ngón cái cả hai bàn tay, giao nhau cho ngón trỏ qua mô cái phía lòng bàn tay, đầu ngón trỏ kia đặt lên mô cao đầu xương quay. Chỗ đầu ngón trỏ ấn vào xương quay là huyệt, chỗ đó bờ xương hơi lõm.

Cách châm: châm mũi kim hơi chếch về phía khuỷu tay, sâu 0,3 - 0,5 thốn, cảm giác đau tê đến bàn tay hoặc cẳng tay. Cứu 3 - 7 mồi, hơ 5 phút.

Tác dụng: Tuyên Phế, Khu phong, Thông điều Nhâm mạch.

Chủ trị: Cổ tay sưng đau, cảm mạo, ho, suyễn, đau đầu, gáy cổ cứng đau, sưng đau hầu họng, mồm miệng méo lệch, người già đái nhiều.

Tác dụng phối hợp: với Hậu khê trị đầu và gáy đau; với Chiếu hải trị ho hen.

5. HỢP CỐC

 (Huyệt Nguyên)

Vị trí: ở giữa khe đốt bàn ngón 1 - 2, chếch về phía xương bàn tay 2.

Cách lấy huyệt:

C1: Căng ngón cái và ngón trỏ, điểm giữa đường nối khớp các xương bàn tay 1 và 2 với mép da, đó là huyệt (cạnh xương bàn 2).

- C2: Khép ngón cái vào ngón trỏ, huyệt nằm ngay trên đỉnh của gò cơ nơi hổ khẩu bàn tay. Cách châm: châm mũi kim hướng về huyệt Lao cung hoặc huyệt Hậu khê, sâu 0,5 – 1 thốn, có thể đến 2 thốn, cảm giác bàn tay tê tức lan ra đầu ngón, châm chếch lên, cảm giác tê lan tới khuỷu hoặc vai. Phụ nữ có thai cấm châm. Cứu 3 mồi, hơ 5 phút.

Tác dụng: Trấn thống; Thanh tiết Phế khí; Thông giáng Trường Vị; Phát biểu giải nhiệt, khu phong.

Chủ trị: ngoại cảm và đầu, mặt, mồm, như cảm mạo, sốt cao, đau đầu, đau răng, hầu họng sưng đau, mắt đỏ sưng đau, say nắng, ho gà, liệt mặt, hàm răng cắn chặt, rối loạn thần kinh, đau mũi, đau bụng hành kinh, bế kinh, ngón tay tê cứng, đau hậu môn, nổi mề đay ngứa.

Tác dụng phối hợp: với Đại chuỳ, Khúc trì trị cảm mạo, phát sốt; với Đại chuỳ, Huyết hải trị dị ứng mẩn ngứa; với Thái dương trị răng hàm trên sưng đau; với Giáp xa trị răng hàm dưới sưng đau; với Tam âm giao tác dụng thúc đẻ hoặc an thai; với Thái xung gọi là "Tứ quan huyệt" có tác dụng điều khí huyết, hoà âm dương, trấn tĩnh, hạ huyết áp, trị kinh phong ở trẻ em, rối loạn thần kinh, bệnh cao huyết áp ở người lớn; với Phục lưu trị chứng ra mồ hôi nhiều.

6. NỘI QUAN

(Huyệt Lạc với kinh Thiếu dương Tam tiêu, huyệt Giao hội với mạch Âm duy)

Vị trí: 

     - Ở phía sau bàn tay, từ cổ tay đi lên 2 tấc, giữa hai đường gân (Đại thành, Tuần kinh)

     - Lấy ở trong khe của gân 2 cơ gan tay lớn và gan tay bé trên nếp gấp khớp cổ tay 2 tấc (gấp bàn tay như Giản sử)

Giải phẫu: Dưới da là khe giữa gân cơ gan tay lớn và gan tay bé, gân cơ gấp dài ngón tay cái, gân cơ gấp chung ngón tay nông và sâu, cơ sấp vuông, màng gian cốt quay và trụ. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần giữa và dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D1 hay C6.

Tác dụng: Định Tâm, An thần, Lý khí, Trấn thống.

Chủ trị:

     - Tại chỗ: Đau cẳng tay.

     - Theo kinh: Đau vùng tim, đau sườn ngực, vùng trước tim đau, tâm phiền hồi hộp.

     - Toàn thân: Nôn, nấc, đau dạ dày, đầy chướng bụng, tiêu hóa kém; mất ngủ, động kinh, hysteria.

Cách châm cứu: Châm 0,3-0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

 

 

Chú ý: Không nên kích thích lối mổ cò, có thể làm tổn thương thần kinh giữa.

 

 

“Phúc trung tam lý lưu

Yêu bối ủy trung cầu

Đầu họng tầm liệt khuyết

Diện khẩu hợp cốc thâu

Tâm hung thủ nội quan

Tiểu phúc tam âm mưu”./.

Bạn muốn gửi bài vào mục TÌM BẠN ĂN CHAY. Hãy soạn ra yêu cầu của mình càng chi tiết càng tốt, Fakebook liên lạc. Sau đó gửi vào emai : 1chay1chaycom@gmail.com